Nước Mía là thức uống giải khát rất quen thuộc, ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe chúng ta.
1. Mô tả
Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc, cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước, đường.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
2. Công dụng
– Nước mía không chứa đường thông thường, mà là đường saccaro (đường kép) do đó, đây là thức uống giải nhiệt tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường.
– Bạn có thể dùng nước mía để hỗ trợ điều trị bệnh vàng da.
– Nước mía rất tốt cho người bị sốt hoặc mới ốm dậy vì nó có khả năng tái tạo lại protein cho cơ thể.
– Là thực phẩm tốt cho hệ bài tiết vì thế, nước mía có khả năng giảm triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.
– Nước mía cũng được coi là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả.
– Công dụng tích cực với bệnh viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm.
– Ngoài đường, trong mía còn chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt… rất tốt cho hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ Mía
Miệng khát vào mùa nóng
Ngày hè, nếu bạn thấy người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng, dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.
Viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính
Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày.
Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Sốt cao, mất nước, miệng khô
Dùng nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần sẽ giảm triệu chứng mất nước, miệng khô và sốt.
Tiểu ngắn, gắt, đau (bàng quang thấp nhiệt)
Bạn có thể dùng: mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón
Dùng: mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Nôn do thai nghén
Các bà bầu bị nghén có thể dùng: nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Phù nhẹ do thai nghén
Nếu các bà bầu bị phù nhẹ trong những tháng cuối của thai kỳ có thể dùng: mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm dạ dày mạn tính
Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Chữa đại tiện táo bón
Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn.
Chữa ngộ độc
Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 – 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống.
Chữa khí hư cho phụ nữ
Lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, rễ mò trắng 80g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày.
4. Lưu ý khi dùng nước mía
– Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
– Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
– Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo webphunu.net